Cách học động từ có quy tắc và một số quy tắc để học động từ bất quy tắc

Lượt xem:

Đọc bài viết

  1. Cách phát âm động từ có quy tắc

 

Đuôi –ed có 3 cách đọc khác nhau: /t/, /d/ và /id/

Looked look/t/

Clapped clap/t/

Missed miss/t/

Watched watch/t/

Finished finish/t/

Đuôi –ed được phát âm là /t/ sau những âm vô thanh (Cổ họng không rung khi phát âm), những âm được phát ra bằng cách đẩy hơi qua miệng (không có âm từ cổ họng). Những âm vô thanh gồm: k, p, s, ch, sh, f.
Smelled smell/d/

Saved save/d/

Cleaned clean/d/

Robbed rob/d/

Played play/d/

Đuôi –ed được phát âm là /d/ sau những âm hữu thanh (cổ họng rung khi phát âm), nào, thử sờ cổ họng khi phát âm nào! Một số ví dụ về âm hữu thanh là: l, v, n, b và các nguyên âm.
Decided decide/id/

Needed need/id/

Wanted want/id/

Invited invite/id/

Đuôi –ed được phát phâm là /id/ sau âm “t và d”. /id/ sẽ tạo nên 1 âm tiết mới cho từ. (không thể nào phát âm /tt/ hoặc /dd/ được mà!

​​​​​​

  1. Mặt chữ động từ bất quy tắc

Bảng động từ bất quy tắc cần nhớ có khoảng 620 từ – é, kinh quá. Dưới đây sẽ là một số quy luật thành lập động từ bất quy tắc giúp các bạn học bảng động từ này dễ dàng hơn! Bảng động từ bất quy tắc thường có 3 cột. Ta ký hiệu V1 (infinitive), V2 (past form), V3 (past participle).

Note: Bài học sẽ chỉ đưa ra một số ví dụ tiêu biểu. Để download Bảng động từ bất quy tắc bản đầu đủ tại đây.

1. Động từ có V1 tận cùng là “eed” thì V2, V3 là “ed”.

Example:

feed (V1) → fed (V2) → fed (V3) : nuôi dạy

bleed (V1) → bled (V2) → bled (V3): (làm) chảy máu

breed (V1) → bred (V2) → bred (V3): sanh, nuôi dạy

overfeed (V1) → overfed (V2) → overfed (or overfied) (V3):cho ăn quá

2.Động từ có V1 tận cùng là “ay” thì V2, V3 là “aid”

Example:

say (V1) → said (V2) → said (V3): nói

lay (V1) → laid (V2) → laid (V3) : đặt để

inlay (V1) → inlaid (V2) → inlaid (V3) : cẩn, khảm

gainsay (V1) → gainsaid (V2) → gainsaid (V3) : chối cãi

mislay (V1) → mislaid (V2) → mislaid (V3) : để thất lạc

waylay (V1) → waylaid (V2) → waylaid (V3) : rình rập, ngóng chờ

3. Động từ V1 có tận cùng là “d” thì là “t”

Example:

bend(V1) → bent (V2) → bent (V3) uốn cong

send(V1) → sent (V2) → sent (V3) gởi

4. Động từ V1 có tận cùng là “ow” thì V2 là “ew”, V3 là “own”.

Example:

Blow (V1) → blew (V2) → blown (V3) thổi

Crow (V1) → crew (V2) → crown (or crewed) (V3) (gà) gáy

Foreknow (V1) → foreknew (V2) → forekown (V3) biết trước

Know (V1) → knew (V2) → known (V3) hiểu biết

Grow (V1) → grew (V2) → grown (V3) mọc, trồng

Throw (V1) → threw (V2) → thrown (V3) liệng, ném, quăng

5. Động từ V1 có tận cùng là “ear” thì V2 là “ore”, V3 là “orn” (động từ hear ngoại lệ)

Example:

bear (V1) → bore (V2) → borne (V3) mang, chịu (sanh đẻ)

forbear (V1) → forbore (V2) → forborne (V3) cử kiêng

swear (V1) → swore (V2) → sworne (V3) thề thốt

tear (V1) → tore (V2) → torne (V3) xé rách

6. Động từ V1 có nguyên âm “i” thì V2 là “a”, V3 là “u”

Example:

begin (V1) → began (V2) → begun (V3) bắt đầu

drink (V1) → drank (V2) → drunk (V3) uống

sing (V1) → sang (or sung) (V2) → sung (V3) hát

sink (V1) → sank (V2) → sunk (V3) chuồn, lõi đi

spring (V1) → sprang (V2) → sprung (V3) vùng

stink (V1) → stank (or stunk) (V2) → stunk (V3) bay mù trời

ring (V1) → rang (V2) → rung (V3) rung (chuông)

7. Động từ có V1 tận cùng là “m” hoặc “n” thì V2,V3 giống nhau và thêm “t”

Example:

Burn (V1) → burnt (V2) → burnt (V3) đốt cháy

Dream (V1) → dreamt (V2) → dreamt (V3) mơ, mơ mộng

Lean (V1) → leant (V2) → leant (V3) dựa vào

Learn (V1) → learnt (V2) → learnt (V3) học

Mean (V1) → meant (V2) → meant (V3) ý nghĩa, ý muốn nói